Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngại công chứng hợp đồng thuê văn phòng vì mất nhiều thời gian. Vậy hợp đồng thuê văn phòng không công chứng có bị vô hiệu? Đây là vấn đề được nhiều doanh nghiệp thuê văn phòng quan tâm.
Lời khuyên: Tốt nhất chúng ta nên lập hợp đồng thuê văn phòng và có công chứng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật như sau:
Cần công chứng hợp đồng thuê văn phòng để đảm bảo tính pháp lý.
Trường hợp 1: Hợp đồng thuê nhà văn phòng thuộc sở hữu của cá nhân
1. Điều 492 Bộ luật dân sự 2005 có quy định:
“Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này có nghĩa:
Hợp đồng cho thuê nhà ở mà một bên là cá nhân, bao gồm: Cho thuê nhà để ở, cho thuê nhà với mục đích khác (Trong đó có cho thuê nhà làm văn phòng) với thời hạn 06 tháng trở lên phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký.
2. Tại khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở quy định: “Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng”.
3. Đồng thời tại khoản 2 và khoản 3, Điều 83, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội có quy định áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:
“Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.”
Như vậy, tính từ ngày 01/07/2015 Hợp đồng thuê nhà ở, thuê nhà ở với mục đích khác đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014 không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
4. Thời điểm Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017
Bộ luật dân sự 2015 ra đời thay thế Bộ luật dân sự 2005 đã hoàn toàn bãi bỏ điều khoản về việc bắt buộc công chứng, chứng thực đối với Hợp đồng thuê nhà ở.
Chính vì vậy, kể từ ngày 01/01/2017 căn cứ vào các quy định tại Luật nhà ở 2014, Bộ luật dân sự 2015 đối với hợp đồng thuê nhà ở, Hợp đồng thuê nhà ở với mục đích khác (Thuê nhà ở làm văn phòng) không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Điều này đã được thống nhất trong các văn bản pháp luật có liên quan và không gây ra bất kỳ sự mâu thuẫn nào như trước thời điểm Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực.
Trường hợp 2: Hợp đồng thuê văn phòng với tổ chức có tư cách pháp nhân
Trường hợp thue van phong của tổ chức có tư cách pháp nhân có chức năng cho thuê văn phòng thì đồng thuê văn phòng không cần phải công chứng, chứng thực. Bởi vì cả bên thuê, bên cho thuê đều có tư cách pháp nhân đầy đủ, đáp ứng điều kiện xuất hóa đơn theo yêu cầu và chịu sự điều chỉnh của pháp luật có liên quan trong hoạt động kinh doanh.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì cá nhân thuê nhà làm văn phòng hay thuê văn phòng từ đơn vị cho thuê văn phòng đều không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng thuê văn phòng. Tuy nhiên, đối với trường hợp thuê nhà cá nhân làm văn phòng chúng ta nên công chứng để nâng cao tính pháp lý và sự ràng buộc đối với bên cho thuê.
(Địa Ốc Kim Quang - Nguồn tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét